Thoái hóa đốt sống cổ gây ra các cơn tê ở tay là triệu chứng rất thường gặp, đặc biệt là những người làm việc trong tư thế gập cổ tay, hoặc sử dụng máy tính thường xuyên trong khoảng thời gian dài. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ trở thành kinh niên, ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Trong bài viết này Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn một số Dấu hiệu nhận biết thoái hoá đốt sống cổ gây tê tay nhé.
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết thoái hóa đốt sống gây tê tay
Cột sống của con người gồm có nhiều đốt xếp chồng lên nhau, được ngăn cách bởi các đĩa đệm. Giữa các đốt sống là lỗ liên hợp – nơi dây thần kinh đi ra. Các dây này chi phối hoạt động của cổ, vai, cánh tay, cổ tay và các ngón. Thoái hóa cột sống thường kèm theo thoát vị đãi đệm, gây sự chèn ép rễ thần kinh, tủy sống, từ đó gây ra các cơn đau nhức và tê ở tay, cổ.
Những người làm việc từ 8 – 10h mỗi ngày với máy tính, ngồi sai tư thế, gục đầu hoặc nằm trên bàn làm việc có nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ.
Tình trạng tê tay do thoái hóa đốt sống cổ cũng bắt gặp ở những người nằm ngủ sai tư thế, thường xuyên mang vác vật nặng một bên khiến tạo áp lực lên cột sống và hệ thần kinh.
Hội chứng ống cổ tay cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng tê tay ở dân văn phòng. Do thường xuyên thao tác với bàn phím và chuột tạo ra những áp lực bất thường nơi cổ tay, khuỷu tay khiến cho người bệnh bị tê, kém linh hoạt. Để lâu không điều trị sẽ dần mất trương lực nắm, kẹp, dễ làm rơi khi cầm nắm đồ vật.
Người bị thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay thường có những triệu chứng như:
- Cánh tay, bàn tay bị tê nhức, khó khăn khi cử động.
- Xuất hiện các cơn đau ở vai gáy.
- Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.
Điều trị thoái hoá đốt sống cổ gây tê tay
Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân, tình trạng bệnh lý là yếu tố quan trọng để điều trị bệnh hiệu quả. Có nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng để điều trị thoái hoá đốt sống cổ gây tê tay.
Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, làm mờ các triệu chứng mà không thể điều trị dứt điểm bệnh. Chưa kể việc dùng thuốc lâu dài và nhiều có thể gây ra tác dụng phụ.
Phương pháp phẫu thuật có thể được tính đến với các trường hợp bệnh nặng, hoặc các biện pháp không xâm lấn thiếu hiệu quả.
Một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay là trị liệu thần kinh cột sống, kết hợp cùng với vật lý trị liệu để điều chỉnh lại cấu trúc cột sống sai lệch về tự nhiên ban đầu, phục hồi chức năng cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, để tăng cường hiệu quả và phòng ngừa tái phát thì người bệnh cũng cần phải thay đổi thói quen làm việc, sinh hoạt để đẩy nhanh tiến độ phục hồi. Cụ thể, nên thường xuyên tập thể dục thể thao, vận động khớp; Điều chỉnh lại tư thế đúng khi ngồi làm việc, tránh tình trạng cổ tay bị ưỡn quá mức; Sau mỗi giờ làm việc nên đứng dậy vận động nhẹ nhàng.
Với những chia sẻ trên đây, Daiviet Sport mong rằng các bạn đã nắm được các Dấu hiệu nhận biết thoái hoá đốt sống cổ gây tê tay và có được cách xử lý phù hợp khi gặp phải tình trạng này, giúp sống khỏe mạnh và vui vẻ hơn !
Nguồn: dụng cụ tập vật lý trị liệu