Theo các bác sĩ, chấn thương đứt dây chằng chéo rất thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày, chơi thể thao, hoặc làm việc. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không được nhận biết sớm cũng như điều trị đúng cách dẫn tới suy giảm khả năng vận động, tổn thương khớp gối.
Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ về Các chấn thương đứt dây chằng chéo thường gặp nhé.
Hiểu về tình trạng đứt dây chằng đầu gối
Đứt dây chằng đầu gối là tình trạng đầu gốn bị chấn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau, dẫn tới dây chằng bị giãn quá mức, đứt một phần hoặc hoàn toàn. Phổ biến nhất là các chuyện động xoay đột ngột, do ngã hoặc các động tác thường gặp trong những môn thể thao có tính đối khác như bóng đá, bóng rổ, võ thuật. Tình trạng bị đứt dây chằng chéo cũng có thể xuất hiện trong cá chấn thương có liên quan tới tai nạn giao thông, tai nạn lao động.
Đầu gối của chúng ta được ví như 1 bản lề, được kết nối bởi 4 dây chằng. Dây chằng là 1 cấu trúc rất quan trọng giúp liên kết các xương lại với nhau và kiểm soát cử động của khớp. Dây chằng đầu gối còn đảm bảo khoảng cách mà xương chày có thể di chuyển ra phía trước so với xương đùi để giúp chúng ta có thể di chuyển một cách an toàn và thuận tiện.
Các chấn thương đứt dây chằng chéo thường gặp
Ở đầu gối có 4 dây chằng có thể bị chấn thương là:
- Đứt dây chằng chéo trước: Vị trí của dây này nằm ở trung tâm của đầu gối, liên kết xương đùi với xương ống chân cũng như điều khiển chuyển động. Đứt dây chằng chéo trước là chấn thương dây chằng phổ biến nhất ở đầu gối.
- Đứt dây chằng chéo sau: Là một tình trạng tương đối hiếm gặp, thường là liên quan tới tai nạn giao thông. Dây này cũng liên kết xương đùi với xương ống chân.
- Đứt dây chằng bên ngoài: Dây chằng chéo ngoài có tác dụng nối xương đùi với xương mác (một xương nhỏ hơn của cẳng chân nằm ở bên ngoài đầu gối). Nó hợp với đầu gối tạo ra 1 góc hẹp và có chức năng giúp cho mặt ngoài của đầu gối được ổn định.
- Đứt dây chằng bên trong: Dây này kéo dài từ bên trong của đầu dưới xương đùi tới phía đầu trên của xương chày. Nó giúp liên kết xương đùi với xương ống chân ở bên trong đầu gối. Dây này thường bị đứt do tình trạng chèn ép quá mức.
Dấu hiệu nhận biết đầu gối bị đứt dây chằng
Một số người có thể nghe thấy tiếng kêu lục cục khi tại khớp gối khi xảy ra chấn thương. Tuy nhiên, đây lại không phải triệu chứng điển hình của đứt dây chằng chéo, các dấu hiệu phổ biến gồm:
- Đau đớn: Nếu như chị bị thương nhẹ thì người bệnh có thể không cảm thấy bị đau. Ngược lại, sẽ bị đau dọc theo dây chằng khớp gối. Một số trường hợp gặp khó khăn khi đứng hoặc chèn ép tại khớp gối của chân bị đau.
- Sưng tấy: Trường hợp này thường xảy ra trong 24h đầu tiên sau khi xảy ra chấn thương. Nếu như muốn giảm bớt sự khó chịu thì bạn có thể thực hiện chườm với đá lạnh và kê gối ở dưới chân.
- Đi lại khó khăn: Bạn vẫn có thể thực hiện đi lại khi dây chằng đầu gối bị đứt. Tuy nhiên, sẽ rất khó chịu di chuyển với bên chân bị tổn thương. Một số người có thể nhận thấy rõ ràng sự lỏng lẻo tại khớp gối.
- Phạm vi chuyển động bị hạn chế: Người bệnh không thể uốn cong đầu gối như bình thường.
Trên đây là một số chia sẻ từ Daiviet Sport về Các chấn thương đứt dây chằng chéo thường gặp. Các bạn hãy lưu ý để phòng ngừa tốt hơn, trong trường hợp xảy ra chấn thương cũng có thể nhận biết và xử lý phù hợp. Nếu còn câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu mua dụng cụ phục hồi chức năng, máy tập thể dục... Hãy liên hệ với chúng toi nhé!
Nguồn: https://www.thethaodaiviet.vn/thiet-bi-hoi-phuc-chuc-nang.html