Tê tay là một biểu hiện thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Người bệnh khi bị tê tay sẽ có triệu chứng tê bì ở các đầu ngón tay, đặc biệt là ở ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và nửa ngoài của ngón áp út. Cơn tê buốt sẽ lan dần xuống bàn tay, khuỷu tay và ngón tay.
Ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ chỉ cảm thấy tay như bị đầu kim châm. Ở mức độ nghiêm trọng hơn, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, bỏng rát ở bàn tay. Hiện tượng tê tay xảy ra khi rễ thần kinh bị tác động, chèn ép, đặc biệt là vào ban đêm.
Hiện tượng tê tay thường chỉ xảy ra tạm thời do các nguyên nhân cơ học, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên thì nó có thể gây phiền toái, cản trở sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Ví dụ như đau tay khi vận động mạnh trong thời gian dài. Nguyên nhân chủ yếu gây tê tay có thể do tập luyện, sinh hoạt sai tư thế, tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị, chống tay quá lâu, căng thẳng, áp lực,… khiến rễ thần kinh bị chèn ép, máu không thể lưu thông đến tay.
Ngoài ra, những người bị chấn thương tay do tai nạn hay tác động mạnh của ngoại lực cũng có thể gây tê tay. Với trường hợp này, bạn nên đến bệnh viện để các bác sĩ giúp đỡ điều trị vùng chấn thương. Bên cạnh đó, thời tiết thay đổi liên tục, cơ thể không thích ứng kịp cũng có thể là nguyên nhân gây tê tay.
Trong trường hợp tê tay diễn ra trong một thời gian dài thì rất có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó như: thoát vị đĩa đệm. thoái hóa cột sống, viêm khớp dạng thấp, hội chứng ống cổ tay, lupus, đau cơ xơ hóa, đái tháo đường, cao huyết áp,…
Để giảm các triệu chứng đau nhức và tê bì tay có hiệu quả, nhiều người đã lựa chọn phương pháp massage bấm huyệt. Đây là một phương pháp trị liệu an toàn, vô cùng hiệu quả mà không cần sử dụng thuốc nên không cần lo lắng về các tác dụng phụ. Cách thực hiện massage bấm huyệt trị tê tay:
- Xát 2 lòng bàn tay vào nhau để làm ấm
- Dùng lòng bàn tay trái xát lên mu bàn tay phải và ngược lại. Tốc độ thực hiện phải nhanh cho đến khi vùng xoa xát nóng lên thì thôi
- Sử dụng các ngón tay của bàn tay trái để vê từng ngón tay của bàn tay phải và ngược lại.
- Một số huyệt vị thường được day bấm để trị tê tay là: huyệt Bát tà (trị tê sưng bàn tay, liệt ngón tay do trúng phong), huyệt Hợp cốc (tác dụng trấn thống, thanh tiết, phế khí, thông giáng trường vị, giải nhiệt và khu phong), huyệt Dương trì (tác dụng thư cân, thông lạc và thành nhiệt), huyệt Khúc trì (trị đau sưng khuỷu tay.
Lưu ý, phương pháp này chỉ thu được hiệu quả khi massage day bấm đúng vị trí của huyệt. Khi xác định được đúng vị trí của huyệt, dùng ngón tay day ấn huyệt với lực đủ mạnh trong 1 – 3 phút cho đến khi vị trí huyệt hơi đau tức và xung quanh huyệt có cảm giác nóng lên là được. Nên kiên trì thực hiện phương pháp này 1 – 2 lần/ngày và kéo dài từ 15 ngày – 1 tháng để đạt được hiệu quả trị liệu mong muốn.
Các bạn nên trang bị ghế mát xa hoặc máy massage tại nhà để chủ động trong việc xoa bóp bấm huyệt và chăm sóc sức khỏe tại nhà!