Cách massage trị đau gót chân

Ngày đăng 30/04/2021 11:02

Gót chân là phần nằm dưới lòng bàn chân, có tác dụng nâng đỡ cơ thể. Tuy nhiên, đây lại là vùng nhạy cảm, dễ bị tổn thương của bàn chân. Bạn sẽ bị đau nhức gót chân nếu như không cẩn thận trong việc chăm sóc. Những đối tượng thường hay bị đau gót chân là những người thừa cân, trung niên, phụ nữ đi giày cao gót thường xuyên, vận động viên phải hoạt động chạy nhiều, người bị tật ở gót chân bẩm sinh. Nguyên nhân gây ra đau gót chân rất đa dạng như:

- Chịu lực quá lớn, cơ thể to, béo phì.

- Phải tiếp xúc với vật cứng, giày cao gót nhiều lần.

- Đau do viêm gót chân. Gót chân bị kéo căng dẫn đến chấn thương mà lại không được xử lý đúng cách gây ra viêm gót chân. Khi đó, gót chân liên tục đau nhức, cơn đau lan ra cả bàn chân. Nguyên nhân này thường gặp ở các vận động viên tập luyện quá sức, người lao động nặng nhọc quá mức. 

- Xương gót bị thoái hóa theo thời gian, gai xương mọc ra gây viêm, đau nhức. 

- Tổn thương gan bàn chân, chân đi vào nơi không bằng phẳng gây ra đau gót chân. 

- Tĩnh mạch ở xương gót chân bị viêm, máu tắc không thể lưu thông.

- Viêm bao hoạt dịch gân gót

- Đau do thận yếu. Đau gót chân có thể là dấu hiệu của việc thận đang hoạt động không hiệu quả. 

Cách massage trị đau gót chân

Nếu bạn cảm thấy đau gót chân mà cơn đau không thuyên giảm thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh việc điều trị bằng phương pháp riêng của bác sĩ, bạn cũng có thể massage gót chân để làm xoa dịu các cơn đau nhức. 

Massage là phương pháp nổi tiếng, có khả năng chăm sóc sức khỏe hiệu quả mà không gây ra biến chứng hay đau đớn. Massage sẽ là các động tác như xoa, miết, day, ấn, chặt, đấm… lên vùng cơ thể mà bạn cần. 

Ở đây, khi thực hiện massage cho gót chân, bạn nên sử dụng tinh dầu hoa oải hương trong quá trình massage. Bởi lẽ dầu oải hương có thể kháng viêm, làm giảm nhanh các cơn đau với hương thơm dịu nhẹ mà không gây kích ứng. Bạn chỉ cần cho ra tay 1-2 giọt tinh dầu rồi tiếp tục cho 1 giọt dầu dừa để massage gót chân. 

Sau khi trộn tinh dầu, bạn xoa xát 2 lòng bàn tay vào nhau cho đến khi nóng lên thì dừng lại. Bạn nên thực hiện massage trong tư thế thẳng lưng, ngồi và đặt 1 bàn chân lên đùi chân kia, để lộ gót chân. Dùng đệm tay xoa xát gót chân theo chuyển động tròn với lực nhẹ nhàng, có thể xoa xát theo chiều dọc. Sau đó, dùng ngón cái ấn xuống và day nhẹ khu vực này khoảng 2 phút. Bạn nên xoa xát và day miết cho cả bàn chân sau khi massage cho gót chân để bàn chân không còn đau nhức. Cuối cùng, xát 2 lòng bàn chân vào nhau, kết thúc massage.

Như vậy, massage cho gót chân rất đơn giản và dễ thực hiện, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà mà không cần đi đâu. Lưu ý, nên dưới gót chân có vết thương thì bạn không nên thực hiện massage vì điều đó có thể làm tình trạng bệnh thêm nặng. 

Để massage cho gót chân các bạn cũng có thể sử dụng ghế massage, máy massage để chủ đọng thực hiện mỗi ngày!